Vào lúc 28/02/2024 16:05:02 (GMT+7)
Để biết đất CLN là gì, chúng ta cần căn cứ vào bảng mã ký hiệu các loại đất theo bản đồ địa chính. Theo đó, đất CLN thuộc nhóm đất nông nghiệp, được gọi là đất trồng cây lâu năm - các loại cây có thời gian sinh trưởng trên 01 năm tính từ thời điểm gieo trồng đến thời điểm thu hoạch. Đất CLN cũng có thể trồng những loại cây sinh trường hằng năm, cho thu hoạch trong thời gian dài như cam, bưởi, chanh, nho, thanh long, cao su...
Thường thì ký hiệu đất CLN không có trong sổ đỏ mà chỉ được ghi trên bản đồ địa chính nhằm mục đích kiểm kê, thống kê diện tích đất trồng cây hàng năm khác tại từng địa phương, giúp Nhà nước quản lý đất đai cũng như giải quyết các tranh chấp liên quan đến thửa đất đó.
Đất CLN là gì? Đây là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, được sử dụng để trồng các loại cây lâu năm. Ảnh minh họa |
Sau khi nắm rõ khái niệm đất CLN là gì, cùng tìm hiểu tiếp mục đích sử dụng của loại đất nông nghiệp này. Nhà nước giao đất CLN cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm. Tùy quy định của từng địa phương, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng sẽ giao đất cho người sử dụng đất trồng các loại cây khác nhau. Đồng thời, cũng tùy vào đặc điểm của từng loại đất CLN để lựa chọn nhóm cây trồng phù hợp nhất, cho năng suất cao nhất. Cụ thể như sau:
Đất CLC trồng cây công nghiệp lâu năm | Đất CLN được sử dụng để trồng cây làm các nguyên liệu trong lĩnh vực công nghiệp hoặc trải qua chế biến mới sử dụng như cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, ca cao… Loại cây phục vụ cho chế biến, sản xuất, xuất khẩu. Cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của vùng Tây Nguyên Việt Nam. |
Đất CLN trồng cây ăn quả lâu năm | Đất CLN được dùng để trồng các loại cây thu hoạch quả tươi hoặc chế biến như cam, xoài, nhãn, mít, bưởi, mơ, chôm chôm,… Đất CLN ở hầu hết các tỉnh thành Việt Nam đều có thể trồng cây ăn quả lâu năm. |
Đất CLN trồng cây dược liệu lâu năm | Đất CLN được dùng để trồng cây dược liệu để điều chế thuốc trong Đông y, như quế, hồi, sâm,… Những loại cây này khá kén đất, khí hậu cũng như điều kiện thổ nhưỡng. |
Đất CLN trồng các loại cây lâu năm khác | Đất CLN dùng để trồng các loại cây lâu năm khác, gồm cây lấy gỗ như xoan, bạch đàn, xà cừ, gụ, óc chó… Có thể trồng xen với cây lâu năm hoặc hàng năm khác. |
Đặc điểm của đất CLN là gì? Như chúng ta đã biết, mỗi loại đất đều có những đặc điểm riêng nhất định và đất CNL cũng vậy. Đất CLN có một số đặc điểm như sau:
Đất CLN thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Đất CLN được Nhà Nước giao cho nhiều nhóm quản lý như tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân...
Đất CLN có thời hạn sử dụng.
Đất CLN được phép chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo luật định.
Đất CLN có vai trò, giá trị không chỉ cho người sử dụng đất mà còn tác động tích cực đến cảnh quan, môi trường sống. Trước hết là vai trò phát triển kinh tế, tăng thu nhập, làm giàu cho người sử dụng đất. Phần lớn các loại cây trồng lâu năm đều có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, mỗi loại cây lâu năm lại có vai trò, giá trị khác nhau, chẳng hạn nhóm cây công nghiệp lâu năm thường cho giá trị kinh tế tốt hơn. Mặt khác, các loại cây trồng lâu năm còn có ý nghĩa về cảnh quan môi trường sống, mang lại không gian xanh mát, không khí trong lành.
Đất CLN có lên thổ cư được không? Điều 52, Luật Đất đai năm 2013 quy định về căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Cùng với đó, quy định về chuyển mục đích sử dụng đất cũng được nêu rõ tại Điều 57, Luật Đất đai năm 2013:
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Đồng thời, khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
Căn cứ theo các quy định nêu trên thì người sử dụng đất muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất CLN sang đất ở thì phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Trường hợp đất CLN không thuộc quy hoạch, chưa có kế hoạch sử dụng đất ở thì chưa đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất.
Đất CLN vẫn có thể chuyển đổi lên đất thổ cư nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành. Ảnh minh họa. |
Điều 69, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai có quy định cụ thể về thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Theo đó, trình tự chuyển đất CLN sang đất ở gồm các bước sau đây:
- Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất;
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Bước 2: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định và trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Trong trường hợp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận mục đích sử dụng đất vào sổ đỏ, đơn đăng ký và tiến hành cập nhật, chỉnh lý biến động vào cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Việc này sẽ được thực hiện sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, người sử dụng đất đến Văn phòng đăng ký đất đai để nhận lại Giấy chứng nhận đã được chỉnh lý. Giấy chứng nhận cũng có thể được gửi cho UBND cấp xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Lưu ý: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét có chấp thuận việc chuyển đổi đất CLN sang đất ở hay không dựa trên quy định của Luật Đất đai và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương.
Khi hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN sang đất ở của người sử dụng đất được chấp thuận thì người sử dụng đất phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định, tức đóng nộp các khoản phí sau:
Tiền sử dụng đất: Tiền sử dụng đất được tính bằng giá chênh lệch giữa giá đất trồng cây lâu năm và giá đất ở do địa phương quy định.
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: Lệ phí này được quy định trong bảng giá của địa phương.
Phí thẩm định hồ sơ, phí trích lục bản đồ, phí đo đạc địa chính,…
Đất CLN thuộc nhóm đất nông nghiệp với thời hạn sử dụng được quy định tại Điều 126, Luật đất đai năm 2013. Cụ thể, đối với hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất và công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng đất là 50 năm. Với hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thì thời hạn là không quá 50 năm.
Đối với tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất dựa trên cơ sở dự án đầu tư hoặc xin đơn giao đất của tổ chức để tiến hàng xem xét, đưa ra quyết định cụ thể về thời gian nhưng thời hạn không quá 70 năm.
Đất CLN thuộc nhóm đất nông nghiệp. Và Luật đất đai hiện hành quy định rõ đất nông nghiệp hết hạn sử dụng thì giải quyết như sau :
Nếu người sử dụng đất muốn xác nhận lại thời hạn trên Giấy chứng nhận thì làm hồ sơ đề nghị xác định lại thời hạn sử dụng đất tại UBND cấp xã. UBND cấp xã kiểm tra và xác nhận hồ sơ, sau đó chuyển đến Văn phòng đăng ký đất đai. Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận lại lần nữa, xác nhận thời hạn mới vào giấy chứng nhận, sau đó cập nhật vào hồ sơ địa chính.
Đất CLN có thời hạn sử dụng là 50 năm đối với hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất và công nhận quyền sử dụng đất. Ảnh minh họa. |
Theo Khoản 1, Điều 6, Luật đất đai năm 2013, đất đai phải được sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. Như vậy, chỉ có đất ở mới được xây nhà và các công trình khác phục vụ đời sống. Còn đất trồng cây lâu năm CLN chỉ được sử dụng vào mục đích trồng các loại cây lâu năm nói trên. Đất CLN không được xây nhà nếu chưa chuyển đổi mục đích sử dụng lên thổ cư.
Để được xây nhà trên đất CLN, người sử dụng đất cần làm thủ tục chuyển đổi sang đất ở và chỉ được xây dựng khi được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Người sử dụng đất nếu cố tình xây nhà trên đất CLN mà chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ bị phạt hành chính và bắt buộc phải tháo dỡ công trình để trả lại hiện trạng đất ban đầu. Trường hợp cố tình vi phạm nhiều lần và gây ra hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự theo luật định.
Quy hoạch đất CLN là việc sắp xếp, phân bố, khoanh vùng đất CLN để trồng cây lâu năm dựa trên cơ sở tiềm năng của đất CLN cũng như nhu cầu sử dụng đối với từng vùng kinh tế, đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian nhất định.
Đất CLN muốn lên thổ cư cần đáp ứng những điều kiện sau:
Đồng thời, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ những điều sau để quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN sang đất thổ cư:
Điểm giống nhau:
Đất CLN và đất HNK đều thuộc nhóm đất nông nghiệp. Hai loại đất này không được dùng cho các mục đích khác như xây dựng nhà ở, nhà máy, khu chế xuất... nếu chưa cơ quan có thẩm quyền được cho phép.
Điểm khác nhau:
Đất HNK là đất chuyên dụng để trồng các cây có thời gian sinh trưởng tính từ gieo trồng đến khi thu hoạch không quá 01 năm. Đất HNK được dùng để trồng nông sản như lúa, khoai, ngô... Còn đất CLN là dùng để trồng cây lâu năm, thu hoạch dài hạn.
Căn cứ Luật đất đai năm 2013, đất CLN vẫn được bồi thường khi nằm trong diện giải tỏa quy hoạch. Mức giá bồi thường được áp dụng theo bảng giá đất đai của từng địa phương và khu vực thửa đất tọa lạc.
Theo Luật đất đai hiện hành, đất CLN có thể được chuyển nhượng dưới mọi hình thức như mua bán, tặng cho, thừa kế tài sản. Lưu ý, thửa đất được chuyển nhượng và người đứng ra chuyển nhượng phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 190, Luật đất đai năm 2013 về điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp.
Việc mua bán đất CLN tùy thuộc vào nhu cầu cũng như khả năng tài chính của bạn. Bạn có thể mua đất CLN để trồng cây lâu năm, phục vụ sản xuất. Còn muốn mua đất xây nhà định cư thì nên tìm hiểu kỹ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương để xem thửa đất CLN đó có thể xin chuyển đổi lên đất thổ cư được không.
Trên đây, Dothi.net đã tổng hợp các quy định của pháp luật về đất đai hiện hành liên quan tới đất CLN là gì, thời hạn sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thủ tục chuyển đổi lên thổ cư... Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho người sử dụng đất nói chung và đất CLN nói riêng.
Kiểm tra quy hoạch, tìm kiếm, tra cứu thông tin bất động sản.
Đăng nhập Đăng kýBản quyền thuộc về Quy Hoạch Số © 2024